TỦ QUẦN ÁO TỪ THIỆN – SƯỞI ẤM BỆNH NHÂN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BẠCH THÔNG

0

TỦ QUẦN ÁO TỪ THIỆN  – SƯỞI ẤM BỆNH NHÂN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BẠCH THÔNG

 Với tinh thần “ Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” và tiêu chí “ Ai có thì ủng hộ – Ai cần thì đến lấy’’. Hôm nay ngày 19/01/2025 Ban chấp hành Hội LHPN thị trấn Phủ Thông tổ chức tặng quần áo tại  tủ quần áo nhân đạo Trung tâm y tế huyện Bạch Thông. Tủ quần áo này đã góp phần  giúp đỡ và động viên những bệnh nhân đang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu nhưng mô hình “Tủ quần áo từ thiện – Sưởi ấm bệnh nhân nghèo” tại Trung tâm Y tế huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã bước đầu phát huy hiệu quả. Thông qua việc vận động, kêu gọi tất cả mọi người ở khắp nơi thu gom những bộ quần áo cũ nhằm giúp đỡ người nhà và bệnh nhân nghèo, đặc biệt bà con đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ vượt qua những lúc khó khăn. Đây là việc làm mang đậm tính nhân văn nhằm góp phần sưởi ấm, sẻ chia với những hoàn cảnh thiếu thốn và đang điều trị bệnh tật.

“Ai thừa đến ủng hộ – Ai thiếu đến lấy” là dòng chữ tiêu chí được viết trên Tủ quần áo chia sẻ yêu thương đặt tại Trung tâm Y tế huyện Bạch Thông. Tủ quần áo thiện nguyện này thu hút sự chú ý của nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… Tủ quần áo thiện nguyện gồm 4 tầng, quần áo đều được gấp gọn gàng, sắp xếp, phân thành từng loại, từng nhóm tuổi và theo giới tính. Nhờ có tủ quần áo thiện nguyện này, nhiều người bệnh có hoàn cảnh khó khăn đã được sẻ chia, giúp đỡ. Sau khi tiếp nhận quần áo từ người ủng hộ, tất cả những bộ quần áo này đều được các chị em trong Ban chấp hành Hội LHPN thị trấn giặt sạch sẽ và phân loại theo từng lứa tuổi, giới tính rồi sắp xếp vào từng ô, ngăn cụ thể để người bệnh dễ dàng lựa chọn. Nhìn thấy những bệnh nhân nghèo có thêm chiếc áo dày dặn để mặc trong ngày đông giá rét. Hy vọng tủ quần áo từ thiện sẽ được nhiều người biết đến, để duy trì ngày càng hiệu quả và lâu dài. Nhân lên những việc thiện, kết nối những tấm lòng hảo tâm chính là ý nghĩa của Tủ quần áo từ thiện tại trung tâm y tế huyện Bạch Thông.

Mỗi người bệnh đến điều trị tại bệnh viện có hoàn cảnh khác nhau; người thì do bệnh tình đột xuất nên quá vội, không kịp chuẩn bị đồ đạc mang theo; người thì do nhà nghèo hay phải điều trị bệnh lâu dài do mắc phải bệnh hiểm nghèo, gia đình lại khó khăn… nên họ không có đủ quần, áo ấm để mặc khi trời mưa, gió rét. Đó là thực tế của không ít thân nhân và bệnh nhân nghèo đang chữa trị ở Trung tâm y tế huyện Bạch Thông. Những chiếc áo ấm đã qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt để dành tặng những bệnh nhân nghèo trong mùa đông giá rét. Việc làm này hết sức nhân văn và thiết thực bởi đối với người nghèo, mua được một bộ đồ ấm cho mùa đông rất khó, hơn nữa các bệnh nhân nghèo lại còn phải chi trả nhiều chi phí cho việc khám, chữa bệnh. Đây là hành động nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn nhằm động viên và sẻ chia khó khăn với người nghèo.

Những việc làm trên tuy là việc nhỏ nhưng mang lại giá trị nhân văn to lớn, góp phần làm lan tỏa những điều tốt đẹp, giúp các bệnh nhân nghèo có thêm động lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đó chính là món quà xuất phát từ trái tim, tình người để giúp đỡ các bệnh nhân vượt qua những mỏi mệt của bệnh tật, cố gắng vươn lên trong cuộc sống, chia sẻ những khó khăn với người nhà, người bệnh nghèo, đồng thời phát huy tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau; khơi dậy sự đoàn kết gắn bó yêu thương, sẻ chia với phương châm “ Lá lành đùm lá rách”.

Trong thời gian tới, để mô hình Tủ áo quần thiện nguyện tại Trung tâm y tế huyện Bạch Thông tiếp tục hoạt động có hiệu quả, chị Đỗ Thị Nương, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Phủ Thông cho biết thêm: “Để tủ áo quần thiện nguyện này ngày càng phát huy hiệu quả hơn nữa, chúng tôi tiếp tục kêu gọi mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trên khắp cả nước. Tiếp đến, sẽ xây dựng mô hình này ngày càng phát triển rộng thêm để mô hình tủ áo quần thiện nguyện này trở nên quen thuộc, gần gũi với bệnh nhân điều trị ở đây. Và xem đó, là nguồn động viên tinh thần cũng như hỗ trợ vật chất, cùng giúp cho mọi người khi đến đây phần nào bớt thiếu thốn và khó khăn”.

Đỗ Nương